Ảnh hưởng Thủy vực

Ảnh hưởng của thủy vực đối với Trái Đất

Nước ở mặt ngoài Trái Đất hoạt động mạnh mẽ. Hơi nước do biển - đại dương bốc hơi tiến vào khí quyển, tạo thành luồng hơi rồi di chuyển đến đất liền, sau khi ngưng tụ rơi xuống mặt đất, một phần được sinh vật hấp thu, một phần từ từ xâm nhập sâu vào lớp đất tạo thành nước dưới đất, một phần biến thành dòng chảy mặt đất. Dòng chảy mặt đất và dòng chảy dưới đất phần lớn quay về biển - đại dương. Nước trong quá trình tuần hoàn liên tục phóng thích và hấp thu năng lượng nhiệt, để điều tiết năng lượng của các tầng quyển trên Trái Đất, và lại liên tục xây dựng hình thái của mặt ngoài Trái Đất. Phần lớn nước mặt đất trong thuỷ quyển tái phân bố trong sông, hồ và đất, trừ một phần quay về biển - đại dương ra, có một phần dự trữ tương đối lâu dài tại hồ nội lục và hình thành sông băng. Phần lượng nước này trao đổi lẫn nhau cực kì chậm chạp, mỗi chu kì cần hàng chục năm thậm chí hàng ngàn năm trở lên. Từ sự biến đổi tăng giảm của thủy vực này, có thể tính ra sự mạnh và yếu của trao đổi qua lại nước - nhiệt giữa biển và đất liền. Sự tuần hoàn của thành phần nước trong khí quyển và thuỷ quyển, tốc độ trao đổi lẫn nhau khá nhanh, chu kì chỉ trong vài ngày. Vì thành phần nước tuần hoàn, gây phát sinh sự biến đổi khí hậu phức tạp trên Trái Đất. Lượng nước của biển - đại dương và khí quyển trao đổi lẫn nhau, dẫn đến nhiệt lượng và năng lượng trao đổi mạnh mẽ. Quá trình trao đổi lẫn nhau ảnh hưởng vô cùng lớn đối đến sự biến đổi khí hậu ở các nơi. Mỗi quốc gia quan tâm coi trọng nghiên cứu quan hệ tương hỗ biển - hơi nước. Sinh vật trong sinh quyển bị lụt, úng ngập và hạn hán ảnh hưởng rất lớn. Sự phân bố và hình thành quần thể sinh vật cũng có quan hệ mật thiết với thời gian và không gian của nước. Quần xã sinh vật thuận theo sự đủ và thiếu của nước mà liên tục trao đổi, sinh sôi và chết đi. Sự thoát hơi nước của phần lớn thực vật cũng đã thúc đẩy sự tuần hoàn của các thành phần nước. Nước trao đổi và loại bỏ lẫn nhau giữa khí quyển, sinh quyểnthạch quyển, quan hệ của chúng cực kì mật thiết, quan hệ này hợp thành hệ thống trao đổi vật chất giữa các quyển khác nhau trên Trái Đất, hình thành đa dạng môi trường địa lí.

Ảnh hưởng của thủy vực đối với hoạt động loài người

Hoạt động quy mô lớn của loài người có ảnh hưởng nhất định đối với quá trình vận động của nước trong thuỷ quyển. Phá rừng với quy mô lớn, bỏ núi trồng rừng với diện tích lớn, phân phối nước với lưu vực lớn, khơi tháo ao đầm với diện tích lớn, hút bơm nước dưới đất với số lượng nhiều, v.v đều sẽ thúc đẩy quá trình vận động và trao đổi của nước làm phát sinh sự biến đổi tương ứng, từ đó ảnh hưởng quá trình tuần hoàn của thành phần nước và sự hợp thành cân bằng lượng nước. Sự phát triển kinh tế và dân số của loài người cũng đều phụ thuộc vào nước. Như thủy điện, thủy lợi, vận tải thuyền tàu, ngư nghiệp, công nghiệp và phát triển đô thị, tất cả đều quan hệ vô cùng mật thiết với nước.